08:59 15/03/2023
Một số kết quả cải cách hành chính trên địa bàn các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022
Năm 2022, tỉnh Sóc Trăng có 07 xã (xã Ngọc Tố, Gia Hòa 2, Hòa Tú 2, Đại Tâm, Hồ Đắc Kiện, Đại Ân 2 và xã Mỹ Bình), nâng tổng số đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 16 xã, chiếm 20% trong tổng số xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thành công trong tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao của các xã có sự đóng góp rất quan trọng của công tác CCHC.

Để thực hiện tốt công tác CCHC, góp phần xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, trước hết cần hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới thì công tác quản lý điều hành chính quyền xã mới mang lại hiệu quả. Qua hơn 12 năm xây dựng nông thôn mới, 7/7 xã đều có 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định, tác phong, lề lối làm việc được đổi mới, tinh thần trách nhiệm được nâng lên, tận tình phục vụ nhân dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Năm 2022, Đảng bộ, chính quyền các xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; các tổ chức chính trị - xã hội của các xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện 19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đã góp phần hiện đại hóa nền hành chính. Các xã đều có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân; có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng như các điểm Chợ, trung tâm xã, trường học…; tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 80%, trừ xã Đại Tâm là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer nên chỉ đạt 58%. Mỗi xã đều chú trọng xây dựng ít nhất 01 mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm, điển hình như xã Ngọc Tố với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, xã Mỹ Bình với mô hình sản xuất lúa hữu cơ đạt tiêu chuẩn SRP - bộ tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới về sản xuất lúa gạo bền vững hay là xã Hồ Đắc Kiện với mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời mỗi xã có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực thực hiện truy xuất nguồn gốc, trên 10% sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử, có nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng, và thực hiện quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội. Trên 40% người dân mỗi xã tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, trên 70% dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử, 100% hộ gia đình thu xem được các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng Internet.

Hiện nay tại các xã nông thôn mới nâng cao, công tác hành chính công đã được quan tâm đầu tư cả nguồn lực và cơ sở vật chất. Các điểm phục vụ hành chính công được bố trí ở vị trí thuận lợi, chủ yếu là ngay tại công sở; trên 96% thủ tục hành chính của các xã qua bộ phận một cửa được thực hiện đúng hạn theo quy định, ngoại trừ những thủ tục hành chính phức tạp hoặc do hệ thống bị lỗi kỹ thuật trong quá trình xử lý nên cập nhật chưa kịp thời... ; chưa có ý kiến phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định trong giải quyết thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành chuyên môn, bên cạnh các kết quả đạt được, các xã nông thôn mới nâng cao vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí liên quan đến công tác cải cách hành chính, điển hình như  tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã còn hạn chế, do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các xã chưa có trang thiết bị để thực hiện dịch vụ công trực tuyến, cũng như hạn chế về trình độ công nghệ thông tin, đa số người dân đến UBND xã để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại bộ phận một cửa, các hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc dịch vụ công mức độ 3, 4 đều được cán bộ, công chức bộ phận một cửa xã nhập lên hệ thống một cửa điện tử để theo dõi và xử lý bằng hình thức trực tuyến. Việc tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa cấp xã cũng như nội dung điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đang được Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai, chưa có cơ sở để đánh giá kết quả.

Cải cách hành chính là tiền đề quan trọng, góp phần thúc đẩy các xã vươn lên đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Ngoài thực hiện những chỉ tiêu, tiêu chí trực tiếp trong Bộ tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, cải cách hành chính còn có tác động gián tiếp và quan trọng vào tiến trình thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với các doanh nghiệp.

Lãnh đạo UBND tỉnh trao Bằng công nhận cho xã Đại Ân 2 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh
Đến tháng 4
tỉnh Sóc trăng đã giải quyết

hồ sơ đúng hạn
Đã tiếp nhận:
Đã giải quyết:
Tự động cập nhật vào lúc:
CHUYÊN MỤC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
LIÊN KẾT WEB