14:02 26/07/2023
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số
Chiều ngày 12/7/2023, Thủ tướng Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi. Dự tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng có đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; đồng chí Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06; các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh. Hội nghị còn được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: THÙY TRANG

Theo báo cáo tại phiên họp, trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động chuyển đổi số quốc gia đã đạt được một số kết quả: Về thể chế số, Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) sửa đổi được Quốc hội thông qua tại phiên họp sáng ngày 22/6/2023, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Luật có tác động đến 139 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, gồm 11 văn bản điều ước quốc tế, 26 luật, 113 văn bản hướng dẫn các cấp. Về hạ tầng số, tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 93,31 Mbps, tăng 29,98% so với cùng kỳ năm 2022, xếp thứ 42 và cao hơn trung bình thế giới là 79,28 Mbps; tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 47,27 Mbps, tăng 33,95% so với cùng kỳ năm 2022, xếp thứ 47 và cao hơn trung bình thế giới là 42,3 Mbps. Về nhân lực số, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung 05 mã ngành mới vào chương trình đào tạo đại học, sau đại học gồm: Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Kinh tế số, Công nghệ giáo dục và Công nghệ tài chính; số lượng tuyển sinh đào tạo kỹ sư, cử nhân về máy tính và công nghệ thông tin năm 2022 đạt 70.000 lượt tuyển sinh, tăng 16% so với năm 2021. Về chính phủ số, với trọng tâm là dữ liệu và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) có những chuyển biến rõ rệt. Đề án 06, được gọi là một mũi đột phát của chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, là hạt nhân thúc đẩy cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu, nâng cao chất lượng 53 DVCTT thiết yếu, cấp trên 45 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân. Về kinh tế số, ước tính sơ bộ tỷ trọng kinh tế số trong GDP trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao ở mức 21% so với cùng kỳ năm 2022. Về xã hội số, tổng số lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng di động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022, 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 01 triệu người dùng hàng tháng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Với những kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 6 nguyên nhân, bài học và kinh nghiệm cụ thể: CĐS là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, cần được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, vượt qua rào cản, khó khăn, thách thức, tạo đột phá hơn nữa với quan điểm toàn dân, toàn diện, tổng thể, không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng phải có ưu tiên; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp (DN) lấy người dân, DN làm trung tâm, chủ thể làm mục tiêu, động lực, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân, DN; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng DN; các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng quan trọng cho CĐS quốc gia nên phải có tính liên kết, liên thông, chia sẻ cao giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các cấp chính quyền, giữa công và tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án 06 nói riêng và CĐS quốc gia nói chung; Đề án 06 là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của CĐS quốc gia cần huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng DN.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Thứ nhất phải quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06, với quan điểm “Chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được”; Thứ hai, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho CĐS quốc gia nói chung và Đề án 06 nói riêng với phương châm một văn bản điều chỉnh nhiều văn bản, áp dụng quy trình rút gọn. Thể chế phải đi trước một bước để thúc đẩy CĐS quốc gia nhanh hơn, bền vững hơn. Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2023 là năm “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới” với nhiệm vụ trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; là bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng tin tưởng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của người dân, cộng đồng DN, công cuộc chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 sẽ được triển khai thành công ở cấp độ quốc gia, thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số./.

Nguồn: https://soctrang.gov.vn/
Đến tháng 1
tỉnh Sóc trăng đã giải quyết

hồ sơ đúng hạn
Đã tiếp nhận:
Đã giải quyết:
Tự động cập nhật vào lúc:
CHUYÊN MỤC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
LIÊN KẾT WEB