Theo đó, Bộ chỉ số gồm có 05 nhóm chỉ số thành phần như:
(1) công khai, minh bạch;
(2) tiến độ, kết quả giải quyết;
(3) số hóa hồ sơ;
(4) cung cấp dịch vụ trực tuyến;
(5) mức độ hài lòng.
Đối tượng được đánh giá: Các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc các cơ quan trên; các cơ quan đơn vị khác có cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Thời gian đánh giá: Việc đánh giá thực hiện dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
Kết quả đánh giá được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh (Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh); Cổng Thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành, đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị; theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức và nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Ngoài ra, kết quả này cũng là một trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp sẽ được phân quyền quản trị cho các bộ, cơ quan, địa phương để đưa vào vận hành chính thức kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022./.